Món Việt lên bàn ăn thế giới
"Anh, cùng Pháp và có thể một hay hai nước khác, sẽ làm việc với Ukraine về kế hoạch dừng chiến sự và chúng tôi sẽ thảo luận kế hoạch đó với Mỹ", Thủ tướng Starmer nói ngày 2.3, theo AFP."Anh và Pháp là những nước đi trước hết trong việc suy nghĩ về chuyện này và đó là lý do Tổng thống (Pháp Emmanuel) Macron và tôi đang làm việc về kế hoạch này, sau đó sẽ thảo luận với Mỹ", ông Starmer nói.Thủ tướng Anh cho rằng không ai muốn thấy cảnh tượng hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine mâu thuẫn tại Nhà Trắng và tin chắc rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn hòa bình lâu dài cho Ukraine.Ông Starmer đã đóng vai trò cầu nối cho mối quan hệ giữa Mỹ và Ukraine cũng như Mỹ và châu Âu. Ông đã có chuyến thăm Nhà Trắng ngay trước khi chuyến đi sóng gió của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Ngày 2.3, ông Starmer sẽ đón tiếp 14 nhà lãnh đạo NATO và các đại diện EU tại London để tìm giải pháp cho Ukraine. Theo ông, hòa bình lâu dài đòi hỏi Ukraine phải có năng lực chiến đấu mạnh mẽ nếu cần, phải ở vị thế mạnh trên bàn đàm phán, phải có các đảm bảo an ninh với sự ủng hộ từ Mỹ.Thủ tướng Starmer cho hay sẽ bàn bạc với Tổng thống Macron về một đường ranh giới giữa Ukraine và Nga, nhưng kế hoạch cần sự hợp tác về quân sự của Mỹ."Nghĩa là sẽ có một đường ranh giới được thống nhất trong điều khoản thỏa thuận và đường đó sẽ được bảo vệ. Chúng tôi (ông Starmer và ông Trump) đã thảo luận kỹ về việc này hôm thứ năm (27.2) bởi bạn không thể có thỏa thuận rồi mọi thứ sụp đổ", Thủ tướng Anh cho biết.Nhà lãnh đạo tuyên bố sẵn sàng đưa binh sĩ Anh đến bảo vệ thỏa thuận hòa bình tại Ukraine nhưng sẽ không an toàn nếu thiếu sự hỗ trợ liên lạc, hậu cần và trên không từ Mỹ.Cùng ngày, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch của Thủ tướng Ý Giorgia Meloni về việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Âu để thảo luận về kế hoạch hòa bình cho Ukraine.VNG và SCTV hợp tác liên kết dịch vụ số
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Nhiều dự án ở Khu kinh tế Nhơn Hội gặp khó do vướng mặt bằng
Reuters dẫn lời hai nguồn thạo tin cho hay kế hoạch như vậy nếu được triển khai sẽ giúp trấn an giới lãnh đạo Ukraine trong bối cảnh có nhiều lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể chặn viện trợ quân sự, đồng thời cải vị thế đàm phán của Kyiv với Moscow.Trước đó, các nước châu Âu từng mua vũ khí của Mỹ và chuyển đến Ukraine dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden. Các quan chức Mỹ, trong đó có đặc phái viên phụ trách vấn đề Ukraine Keith Kellogg, sẽ thảo luận về khả năng tiến hành thương vụ với các đồng minh châu Âu tại Hội nghị An ninh Munich tuần này, theo hai nguồn thạo tin. Đây là một trong nhiều ý tưởng mà nhóm ông Trump đang thảo luận để có thể tiếp tục chuyển vũ khí Mỹ đến Ukraine mà không phải chi thêm những khoản đáng kể từ ngân sách. Trong cuộc phỏng vấn ngày 10.2 với Reuters, ông Kellogg từ chối xác nhận kế hoạch này, song cho biết: "Mỹ luôn thích bán vũ khí sản xuất nội địa vì điều đó giúp củng cố nền kinh tế của trong nước". Ông Kellogg nói thêm những lô vũ khí được cựu tổng thống Biden phê duyệt đang trong quá trình chuyển tới Ukraine.Trong thời gian gần đây, nhiều quan chức Mỹ tuyên bố đội ngũ của ông Trump muốn thu hồi hàng tỉ USD mà nước này đã viện trợ cho Ukraine, đồng thời yêu cầu châu Âu làm nhiều hơn để hỗ trợ Kyiv. "Nguyên tắc cơ bản là châu Âu phải có trách nhiệm đối với xung đột này trong tương lai", theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz hôm 9.2. Hiện chưa rõ các nước châu Âu sẽ mua vũ khí Mỹ để viện trợ cho Ukraine thông qua hợp đồng với các tập đoàn quốc phòng hay trực tiếp trả tiền kho khí tài rút từ kho dự trữ của Mỹ. Theo Reuters, một số hợp đồng thương mại có thể mất vài năm để hoàn thành.Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận suốt nhiều tuần rằng có nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine hay không và bằng cách nào. Ông Trump từng bày tỏ ý định sẽ cắt mọi viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, một số cố vấn khuyên ông Trump rằng Washington nên duy trì hỗ trợ quân sự cho Kyiv, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể bị trì hoãn tới cuối năm nay.Liên quan đàm phán, Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 10.2 cho biết các quan chức Mỹ sẽ tới Ukraine lần đầu tiên trong tuần này, trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine đang được đẩy mạnh. Tổng thống Zelensky cũng xác nhận rằng ông có kế hoạch gặp Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tại hội nghị Munich (diễn ra từ ngày 14 - 16.2).Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 10.2 nói rằng căng thẳng giữa Washington và Moscow đang ở mức nghiêm trọng. Vị quan chức Nga cho rằng quan hệ giữa Moscow và Washington đang "bên bờ vực tan vỡ", đồng thời nhấn mạnh Ukraine cần từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO và rút quân khỏi các khu vực do lực lượng Nga kiểm soát.Theo NBC News dẫn lời ông Ryabkov, Nga "không thấy sự thay đổi nào trong con đường mà Mỹ đang theo đuổi gần đây về vấn đề Ukraine". Thứ trưởng Ryabkov khẳng định nhóm của ông Trump cần hiểu và thừa nhận nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thì các bên mới có thể đạt được thỏa thuận.Phát biểu của ông Ryabkov được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9.2 tiết lộ đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và thảo luận về cuộc xung đột Ukraine. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo 2 nước điện đàm kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào năm 2022. Ông Ryabkov cho hay nhóm của Tổng thống Trump đã thể hiện sự quan tâm đến việc nối lại đối thoại với Nga, song hai bên vẫn chưa đạt thỏa thuận nào về các cuộc tiếp xúc cấp cao.Phía Nga không xác nhận hay phủ nhận việc ông Trump và ông Putin đã điện đàm. Phía Mỹ hiện chưa lên tiếng về những phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov.
Ngủ ngon giấc.
Quán bún thịt nướng không bao giờ nghỉ ở TP.HCM của vợ chồng chạy Grab: Nhập viện vẫn... 'trốn' về bán
Ngày 10.1, lãnh đạo UBND xã Ninh Hải (TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) cho biết cơ quan chức năng đang làm rõ vụ sát hại xảy ra ở thôn Đông Hải khiến 2 vợ chồng giáo viên tử vong.Nạn nhân vụ sát hại là bà L.T.T.T (61 tuổi) cùng chồng là ông P.G.N (62 tuổi); còn nghi phạm là ông L.V.H 64 tuổi, anh trai của bà T.). Khoảng 4 giờ 30 cùng ngày, ông H. cầm theo hung khí chờ sẵn phía sau nhà vợ chồng bà T. Khi bà T. mở cửa thì ông H. xông vào chém tới tấp khiến bà T. tử vong tại chỗ, còn ông N. được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện song không qua khỏi.Theo thông tin ban đầu, mâu thuẫn xuất phát từ việc tranh chấp tài sản cha mẹ để lại. Vụ việc đã được khởi kiện ra tòa và chuẩn bị đưa ra xét xử thì xảy ra vụ việc đau lòng trên.Hiện vụ án mạng đang được công an tiếp tục điều tra, làm rõ.